Kinh Thánh thật sự là Lời Đức Chúa Trời
Ý của sứ đồ Phao-lô là gì khi ông nói Kinh Thánh bởi “Đức Chúa Trời soi-dẫn”? (2 Ti-mô-thê 3:16). Phao-lô đã dùng một từ trong tiếng Hy Lạp mang nghĩa đen là “Đức Chúa Trời hà hơi vào”. Bằng cách này, ông cho biết chính Đức Chúa Trời hay Thiên Chúa dùng thánh linh hướng dẫn những người viết Kinh Thánh để viết theo ý Ngài.
Sứ đồ Phi-e-rơ nói những người viết Kinh Thánh được ‘thánh linh cảm-động mà nói bởi Đức Chúa 2 Phi-e-rơ 1:21). Vì thế, sứ đồ Phao-lô cũng miêu tả Kinh Thánh là “Sách Thánh, sách có thể dạy [bạn] nên người khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ lòng tin vào Đức Ki-tô Giê-su”.—2 Ti-mô-thê 3:15, Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
Trời’ (Nhiều người tuyệt đối phủ nhận Đức Chúa Trời là tác giả của Kinh Thánh. Giới phê bình cũng kịch liệt công kích Kinh Thánh với thái độ mà nhà khảo cổ học Sir Charles Marston cho là “ngạo mạn khinh thường lời tường thuật của Kinh Thánh”. Một số người cho rằng Kinh Thánh chỉ là “bộ sưu tập cũ kỹ toàn truyện cổ tích và hoang đường”.
Hãy xem xét bằng chứng
Kinh Thánh có đáng tin cậy không? Tìm lời giải đáp cho câu hỏi này là điều rất quan trọng. Tại sao? Vì nếu Kinh Thánh chứa đựng thông điệp của Đức Chúa Trời, những ai lờ đi thì quả là thiếu khôn ngoan, thậm chí có thể mất hy vọng được cứu rỗi. Nếu bạn xem Kinh Thánh chỉ là lời của loài người chứ không phải Lời Đức Chúa Trời, thì việc dùng Kinh Thánh làm tiêu chuẩn cho lối sống và niềm tin của bạn sẽ giảm đi nhiều.—1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13.
Làm sao bạn tìm được lời giải đáp? Thí dụ, làm thế nào bạn biết một người có đáng tin cậy hay không? Hẳn bạn không dễ dàng tin một người mà bạn biết rất ít. Chỉ khi tìm hiểu người ấy, bạn mới biết họ có trung thực và đáng tin cậy hay không. Bạn nên tìm hiểu Kinh Thánh theo cách tương tự. Đừng vội tin những lời suy đoán hoặc những giả thuyết phiến diện làm xói mòn niềm tin nơi Kinh Thánh. Hãy dành thời gian xem xét các bằng chứng xác nhận Kinh Thánh là do “Đức Chúa Trời soi-dẫn”.
Sự công kích từ những “người bạn”
Đừng hoang mang khi thấy một số người xưng mình là “bạn” của Kinh Thánh, nhưng lại công kích tính xác thực và đáng
tin cậy của sách này. Ngày nay, đa số các nhà phê bình dù xưng mình là tín đồ Đấng Christ (Ki-tô), nhưng theo cuốn Tân từ điển thần học (New Dictionary of Theology), họ “chỉ xem Kinh Thánh là lời của loài người”.Nhiều nhà thần học nghi ngờ danh tánh của những người viết các sách trong Kinh Thánh. Chẳng hạn, một số nói nhà tiên tri Ê-sai không phải là người viết sách Ê-sai. Họ cho là sách này được viết rất lâu sau thời ông. Sách bình luận về Kinh Thánh (Concise Bible Commentary) của ông Lowther Clarke cho rằng sách Ê-sai là “sản phẩm của nhiều người sống ở thế kỷ khác nhau”. Khi quả quyết như thế, người ta quên rằng chính Chúa Giê-su và các môn đồ đã nhiều lần xác nhận Ê-sai là người viết sách mang tên ông.—Ma-thi-ơ 3:3; 15:7; Lu-ca 4:17; Giăng 12:38-41; Rô-ma 9:27, 29.
Tệ hơn nữa, một số nhà phê bình Kinh Thánh, chẳng hạn ông J. R. Dummelow, nói rằng nội dung trong sách Đa-ni-ên “là những sự kiện đã xảy ra rồi, nhưng tác giả ngụy tạo thành lời tiên tri”. Khi nói như thế, một lần nữa họ lờ đi lời chứng của Chúa Giê-su. Ngài từng lưu ý các môn đồ phải đề phòng về “sự gớm-ghiếc tàn-nát lập ra trong nơi thánh, mà đấng tiên-tri Đa-ni-ên đã nói” (Ma-thi-ơ 24:15). Chẳng lẽ Chúa Giê-su dự phần dối gạt người ta, và ủng hộ lời tiên tri giả tạo được viết sau sự kiện? Chắc chắn, một tín đồ Đấng Christ tin như thế là vô lý.
Biết rõ ai là tác giả của Kinh Thánh có quan trọng không?
Có lẽ bạn tự hỏi: “Hiểu rõ ai là tác giả của Kinh Thánh có thật sự quan trọng không?”. Có, hiểu được điều này vô cùng quan trọng. Thí dụ, bạn có tin vào một văn bản được xem là di chúc của người bạn thân nếu phát hiện không phải người đó viết không? Giả sử, các nhà chuyên môn nói tờ di chúc đó là giả, do người thân có thiện chí đã đoán ý nguyện của người quá cố mà viết ra. Chẳng phải điều đó làm giảm giá trị của văn bản sao? Bạn có còn tin văn bản ấy thật sự là ý nguyện của bạn mình không?
Đó cũng là vấn đề đối với Kinh Thánh. Vì thế, không ngạc nhiên khi nhiều người, ngay cả những tín đồ thuộc các đạo Ki-tô, thản nhiên lờ đi lời phán dạy của Kinh Thánh về sự lương thiện, luân lý đạo đức v.v. Biết bao lần bạn nghe người ta chê bai “thời Cựu ước mà!”, như thể muốn nói phần đó không còn giá trị nữa. Điều này ngược lại với lời của sứ đồ Phao-lô. Cái mà người ta xem là Cựu ước được ông gọi là “Sách Thánh” bởi “Đức Chúa Trời soi-dẫn”.
Có lẽ bạn nói: “Chẳng lẽ bác bỏ những chứng lý của tất cả các chuyên gia và học giả?”. Dĩ nhiên là không. Chúng ta mang ơn những học giả có quan điểm khách quan góp công rất lớn vào việc tìm lại nội dung nguyên thủy của Kinh Thánh. Vì trong quá trình sao chép qua hàng thế kỷ, một số lỗi nhỏ quả đã len lỏi vào văn bản. Tuy nhiên, hãy nhớ: Có sự khác biệt lớn giữa việc
thừa nhận các bản sao Kinh Thánh có một số lỗi nhỏ và việc coi toàn bộ Kinh Thánh chỉ là do con người hư cấu.Giữ vững niềm tin nơi “Sách Thánh”
Trước khi khẳng định Kinh Thánh là lời được Đức Chúa Trời soi dẫn, sứ đồ Phao-lô nói với Ti-mô-thê về tầm quan trọng của “Sách Thánh”. Ông cho biết: “Trong ngày sau-rốt... những người hung-ác, kẻ giả-mạo thì càng chìm-đắm luôn trong điều dữ, làm lầm-lạc kẻ khác mà cũng lầm-lạc chính mình nữa” (2 Ti-mô-thê 3:1, 13). Ngay thời ông, những người có vẻ ‘khôn-ngoan và thạo-biết’ đã dùng lý lẽ thuyết phục để lừa dối và làm các tín đồ giảm lòng tin nơi Chúa Giê-su (1 Cô-rinh-tô 1:18, 19; Cô-lô-se 2:4, 8). Vì thế, để chống lại ảnh hưởng ấy, sứ đồ Phao-lô khuyên Ti-mô-thê nên giữ vững những sự Ti-mô-thê đã học trong Kinh Thánh từ khi còn thơ ấu.—2 Ti-mô-thê 3:14, 15.
Lời khuyên này càng quan trọng trong thời nay là “ngày sau-rốt”. Không nên coi thường tác hại của lý lẽ đầy sức thuyết phục mà những người trí thức đã khéo trình bày. Thay vì thế, như tín đồ vào thế kỷ thứ nhất, bạn hãy tự vệ bằng cách giữ vững những điều học được trong Kinh Thánh, vì thật là Lời Đức Chúa Trời soi dẫn.
Nhân Chứng Giê-hô-va sẵn lòng giúp bạn xây dựng niềm tin nơi Kinh Thánh. Chúng tôi có thể cho bạn thấy: các nguyên tắc Kinh Thánh vẫn nguyên giá trị; Kinh Thánh hòa hợp với khoa học khi nói đến vấn đề khoa học; nội dung của Kinh Thánh hài hòa từ đầu chí cuối; các lời tiên tri luôn ứng nghiệm chính xác từng chi tiết, và còn nhiều hơn thế. Nhờ sự giúp đỡ này, hàng triệu người có lòng thành đã hiểu Kinh Thánh thật sự là Lời Đức Chúa Trời. Hãy viết thư cho nhà xuất bản tạp chí này, bạn sẽ nhận được những thông tin tối quan trọng ấy.