Đi đến nội dung

MỘT SỰ THIẾT KẾ?

Khả năng làm sạch của kiến thợ mộc

Khả năng làm sạch của kiến thợ mộc

 Đối với những loại côn trùng biết bay, leo trèo và cảm nhận môi trường xung quanh thì sự sạch sẽ là điều tối quan trọng. Chẳng hạn, râu kiến bị bẩn sẽ làm suy giảm khả năng định hướng, ra hiệu và đánh mùi. Vì thế, một nhà động vật học tên Alexander Hackmann nói rằng: “Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy một con côn trùng dơ bẩn. Chúng đã tìm ra cách để xử lý vấn đề ô nhiễm bề mặt”.

 Hãy suy nghĩ điều này: Ông Hackmann và đồng nghiệp đã nghiên cứu về cơ chế làm sạch râu của loài kiến thợ mộc (Camponotus rufifemur). Họ phát hiện ra là loài kiến này có thể loại bỏ những thứ dơ bẩn khỏi râu của nó bằng cách uốn chân tạo thành một cái kẹp để kéo từng cái râu của mình. Những sợi lông cứng và thô trên chân của nó sẽ phủi sạch những mảng bụi lớn nhất trên râu. Những dạng chất dơ nhỏ hơn được loại bỏ bằng những hàng lược trên chân chúng, khoảng trống giữa các răng lược vừa khít với những sợi lông trên râu kiến. Rồi đến những loại chất dơ siêu nhỏ, chỉ bằng 1/80 đường kính của sợi tóc con người, được làm sạch bằng những răng lược nhỏ hơn nữa.

 Hãy xem cách kiến thợ mộc làm sạch râu của mình

 Ông Hackmann và nhóm của ông tin rằng cơ chế làm sạch râu của kiến thợ mộc có thể được đưa vào ứng dụng trong ngành công nghiệp. Chẳng hạn, những phương pháp tương tự sẽ hữu ích cho việc giữ sạch sẽ trong quá trình sản xuất các linh kiện vi điện tử dễ vỡ và chất bán dẫn, là những thành phần mà chỉ cần các chất dơ nhỏ nhất bám vào cũng có thể khiến chúng bị lỗi.

 Bạn nghĩ sao? Tính năng làm sạch râu kiến thợ có phải là do tiến hóa? Hay là một sự thiết kế?