Đi đến nội dung

XÂY ĐẮP TỔ ẤM | CHA MẸ

Giúp con đương đầu với những tin tức chấn động

Giúp con đương đầu với những tin tức chấn động

 Những tin tức chấn động—thường có kèm những hình ảnh kinh hoàng—cứ liên tục xuất hiện trên ti-vi, điện thoại, máy tính bảng và máy vi tính.

 Và con bạn thì đang xem.

 Làm thế nào để giúp con không bị choáng ngợp trước những tin tức đó?

 Tin tức ảnh hưởng thế nào đến trẻ em?

  •   Nhiều trẻ em bị ảnh hưởng bởi những thảm kịch mà chúng xem trên tin tức. Có lẽ một số em không nói ra cảm xúc của mình, nhưng những tin tức đó có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chúng. a Nỗi lo lắng của các em có thể tăng thêm nếu chúng thấy cha mẹ phản ứng một cách thái quá trước những tin tức đó.

  •   Trẻ em có thể hiểu sai về những điều chúng xem trên tin tức. Chẳng hạn, một số em nghĩ rằng những điều chúng xem trên tin tức sẽ xảy ra cho gia đình mình. Còn những em nhỏ khi xem một tin chấn động được chiếu đi chiếu lại thì có thể nghĩ rằng sự việc đó xảy ra nhiều lần.

  •   Trẻ em có thể khó có cái nhìn thăng bằng về tin tức. Có lẽ chúng không nhận ra rằng các hãng truyền thông cũng là những nhà kinh doanh, kiếm lợi nhuận từ việc có nhiều người xem tin tức. Vì vậy, một mẩu tin có thể được phóng đại để thu hút sự chú ý của những người đang quan tâm.

 Làm sao giúp con bớt lo lắng về những tin tức chấn động?

  •   Đừng để con xem quá nhiều tin tức về thảm kịch. Điều này không có nghĩa là con bạn không nên biết về những điều đang diễn ra trên thế giới. Nhưng sẽ không có lợi ích gì nếu con cứ xem hoặc nghe một tin chấn động được lặp đi lặp lại.

     “Đôi khi vợ chồng tôi bàn luận quá chi tiết về một tin tức mà không để ý là con đang nghe và bị tác động nhiều đến mức nào”.—Maria.

     Nguyên tắc Kinh Thánh: “Sự lo lắng là gánh nặng”.—Châm ngôn 12:25, Bản Phổ thông.

  •   Hãy kiên nhẫn lắng nghe và đồng cảm với con. Nếu con cảm thấy khó nói ra suy nghĩ về một sự việc nào đó thì hãy bảo con vẽ hình để diễn tả. Hãy dùng những từ ngữ đơn giản để trấn an con và tránh bàn luận những chi tiết không cần thiết về sự việc đó.

     “Con gái của chúng tôi cảm thấy bớt lo lắng hơn khi chúng tôi ngồi xuống và lắng nghe cháu. Nếu chúng tôi chỉ nói: ‘Cuộc sống là vậy mà con, mình phải chấp nhận thôi’ thì sẽ không giúp ích gì cho con”.—Sarahi.

     Nguyên tắc Kinh Thánh: “Phải mau nghe, chậm nói”.—Gia-cơ 1:19.

  •   Giúp con có cái nhìn thăng bằng về tin tức. Chẳng hạn, tin tức về một vụ bắt cóc có thể khiến sự việc nghe như xảy ra thường xuyên nhưng thật ra thì không phải vậy. Hãy cho con biết bạn đã làm gì để giúp chúng được an toàn. Cũng hãy nhớ rằng một thảm kịch được xem là tin nóng vì nó hiếm khi xảy ra—chứ không phải thường xuyên xảy ra.

     “Hãy giúp con đương đầu với cảm xúc lo lắng. Thường thì suy nghĩ sẽ tác động đến cảm xúc, nên nếu mình giúp con tập trung vào những điều tích cực thì chúng sẽ thấy đời tươi sáng hơn”.—Lourdes.

     Nguyên tắc Kinh Thánh: “Lòng người khôn ngoan ban sự sáng suốt cho miệng người, thêm sức thuyết phục cho môi người”.—Châm ngôn 16:23.

a Trẻ con thường cho thấy là chúng đang lo lắng qua việc tiểu dầm, sợ đến trường và sợ phải xa cha mẹ.